Tư vấn - xây dựng và lắp đặt nhà nuôi chim yến

Doanh nghiệp xăng dầu sẽ được tự quyết định giá bán lẻ?

Đó là một trong những đề xuất sửa đổi nghị định mới về xăng dầu vừa được Bộ Công thương trình Chính phủ. Nghị định mới này sẽ thay thế các nghị định trước đây về kinh doanh xăng dầu.

Nhà nước chỉ công bố giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày và chi phí

Hiện nay, giá xăng dầu là mức giá tối đa do Nhà nước công bố định kỳ dựa trên công thức giá xăng dầu cơ sở. Nhà nước ban hành tiêu chí, công thức tính giá, thông số tính toán giá…và đưa ra giá trần, còn doanh nghiệp không được phép bán vượt mức giá trần này.

Nhưng theo cơ chế mới, Bộ Công thương đề xuất cách tiếp cận theo hướng Nhà nước chỉ công bố giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định như tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, các loại thuế…

Dựa trên dữ liệu này, các doanh nghiệp đầu mối sẽ tự đưa ra giá bán tối đa. Giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này. Sau khi công bố, doanh nghiệp thông báo giá bán cho cơ quan Nhà nước để giám sát.

Doanh nghiệp xăng dầu sẽ được tự quyết định giá bán lẻ?
Doanh nghiệp tự định giá bán lẻ xăng dầu, loại bỏ giá vùng 2.

Theo Bộ Công thương, giá bán xăng dầu tối đa bằng giá xăng dầu thế giới nhân với tỷ giá ngoại tệ cộng các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng, cộng tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó, các loại thuế kể trên sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về thuế.

Trường hợp tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, Bộ Công thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh giá sẽ thực hiện theo kỳ 15 ngày/lần.

Bộ Công thương đánh giá, quy định này nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào quyết định giá bán của doanh nghiệp.

“Theo phương án này, việc tính toán chi phí hàng tháng của thương nhân được giảm bớt, đây là cải cách trong tính toán giúp doanh nghiệp và cơ quan quản lý giá không phải tính toán và công bố định kỳ các chi phí”, cơ quan soạn thảo phân tích.

Đặc biệt, với đề xuất mới, doanh nghiệp phải cạnh tranh về chi phí để chiếm lĩnh thị trường và có quyền bán thấp hơn giá bán tối đa theo công thức tính giá, qua đó loại bỏ được việc áp dụng giá bán xăng dầu vùng 2 của doanh nghiệp. Báo Giao thông đã có loạt bài phân tích về những bất cập khi quy định giá vùng 2.

Siết quyền của thương nhân phân phối

Hiện hệ thống phân phối xăng dầu gồm thương nhân đầu mối, phân phối và đại lý bán lẻ, nhượng quyền. Tại dự thảo mới này, Bộ Công thương đề xuất siết lại quản lý hệ thống phân phối xăng dầu.

Trong đó, thương nhân phân phối có thể chỉ được mua xăng dầu tư đầu mối, không được mua bán lẫn nhau.

Việc này được rút kinh nghiệm từ thực tế, tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu năm 2022 cho thấy, nhiều đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu mua bán lòng vòng xăng dầu, khiến nguồn cung bị rối loạn… Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ rõ điều này.

Ngoài ra, Bộ này cũng siết quản lý với doanh nghiệp đầu mối, theo hướng phải đảm bảo tổng nguồn xăng dầu tối thiểu trong năm. Quy định này nhằm siết lại việc nhiều thương nhân đầu mối được cấp giấy phép, nhưng không thực hiện hoặc được ưu ái không phải thực hiện phân giao hạn mức nhập khẩu.

Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhiều ý kiến cho rằngviệc trích lập, sử dụng quỹ này chưa phù hợp với Luật Giá và đề xuất bỏ để xăng dầu theo hướng thị trường, tuy nhiên, Bộ Công thương quan điểm vẫn giữ, nhưng đề xuất xây dựng cơ chế mới thay thế quy định hiện hành và sẽ quy định cụ thể trường hợp trích, chi sử dụng quỹ… để doanh nghiệp có thể dự báo và công bố giá theo quy định.

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích
Dark mode