Năm 2024, TP. Hải Phòng phấn đấu kế hoạch chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 15% so với thực hiện năm 2023.

Theo Sở Công Thương TP. Hải Phòng, tháng 7/2024 chỉ số IIP trên địa bàn Thành phố ước giảm 8,13% so tháng 6/2024 và tăng 13,76% so với cùng kỳ (tháng 7/2023 giảm 6,52% so với tháng 6/2023 và tăng 2% so với cùng kỳ).

Tính chung 7 tháng năm 2024, IIP ước tăng 15,01% so với cùng kỳ (7 tháng năm 2023 tăng 10,59% so với cùng kỳ). So với các tỉnh, thành phố khác, đây là mức tăng trưởng cao hàng đầu, khá ấn tượng.

Tháng 7/2024, trong 65 phân ngành cấp 4, có 36 ngành có IIP tăng, 29 ngành có IIP giảm so với cùng kỳ.

Những ngành có tốc độ tăng IIP cao trong tháng 7/2024 so với cùng kỳ và có đóng góp tích cực cho tăng trưởng công nghiệp của Hải Phòng là: sản xuất xe có động cơ (+120,05%); sản xuất môtơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện (+60,58%); sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng (+14,25%); sản xuất dây cáp, dây điện & điện tử khác (+10,02%); sản xuất đóng tàu và cấu kiện nổi (+22,31%);…

Những ngành có tốc độ giảm IIP trong tháng 7/2024 so với cùng kỳ và tác động tới tốc độ tăng IIP của toàn ngành công nghiệp như: sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (-30,31%); sản xuất sắt, thép, gang (-14,38%); sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (-15,34%); sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) (-16,12%); sản xuất các cấu kiện kim loại (-22,56%); sản xuất truyền tải & phân phối điện (-16,39%)…

Hải Phòng
Dây chuyền chế tạo sản xuất ô tô tại Tổ hợp Vinfast, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. (Ảnh: thanhphohaiphong.gov.vn)

Tính chung 7 tháng năm 2024, trong 65 ngành phân ngành công nghiệp cấp 4 của TP. Hải Phòng, có 37 ngành có IIP tăng, 28 ngành có IIP giảm so với cùng kỳ 7 tháng năm 2023.

Những ngành có tốc độ tăng IIP cao như: sản xuất linh kiện điện tử (+23,06%); sản xuất thiết bị truyền thông (+24,05%); sản xuất đồ điện dân dụng (32,37%); sản xuất xe có động cơ (+43,21%); đóng tàu và cấu kiện nổi (+25,96%); sản xuất đồ chơi, trò chơi (+58,12%); …

Ngược lại, một số ngành có chỉ số IIP giảm như: sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (-61,83%); sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su (-25,24%); sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động (-45,71%); sản xuất mô tô, xe máy (-26,17%);…

Một số sản phẩm trong 7 tháng/2024 tăng cao so với cùng kỳ: đồng hồ thông minh có giá từ 6 đến dưới 10 triệu (+750,26%); xe được thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết, sân thể thao và các loại xe tương tự (+110,98%); thiết bị nhập theo toạ độ x-y, chuột, bút quang, cần điều khiển, bi xoay và màn hình cảm ứng (+104,44%); máy tính xách tay, kể cả notebook và subnotebook (+123,64%); tấm trải sàn bằng plastic, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic (+69,61%); giấy và bìa nhăn (+240,49%); bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) (+107,87%); tủ lạnh và đông lạnh liên hợp (có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt, loại sử dụng trong gia đình (+87,41%); tàu hải quân (+71,98%)…

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 15.621,9 tỷ đồng, tăng 1,98% so với tháng 6/2024 và tăng 14,43% so với cùng kỳ; doanh thu khách sạn nhà hàng ước đạt 2.415,6 tỷ đồng, tăng 8,34% so với tháng 6/2024 và tăng 13,72% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 59,06 tỷ đồng, tăng 61,35% so với tháng 6/2024 và tăng 12,71% so với cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 983,03 tỷ đồng, giảm 1,59% so với tháng 6/2024 và tăng 5,45% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Thành phố ước đạt 127.789,6 tỷ đồng, tăng 13,35% so với cùng kỳ, đạt 57,4% kế hoạch. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 106.357,1 tỷ đồng, tăng 13,75% so với cùng kỳ; doanh thu khách sạn nhà hàng ước đạt 14.801,9 tỷ đồng, tăng 14,81% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 183,7 tỷ đồng, tăng 11,20% so với cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 6.446,8 tỷ đồng, tăng 4,33% so với cùng kỳ.

Tình hình thị trường cung cầu, giá cả hàng hóa tiếp tục ổn định, nguồn cung các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả hàng hoá ổn định không có biến động bất thường, thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành và lĩnh vực.