tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Nên phạt tù người say xỉn lái xe?

Người uống 5 cốc bia hay 30 cốc đều có thể bị xử phạt hành chính như nhau. Quy định này chưa phù hợp và chưa tương xứng với mức độ vi phạm.

Tại hội thảo “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ”, do Cục CSGT phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức ngày 29/1, có chuyên gia đề xuất quy định đáng chú ý.

CSGT Hà Nội tăng cường kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông (ảnh minh họa).
CSGT Hà Nội tăng cường kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông (ảnh minh họa).

Theo chuyên gia, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn đang ở mức tương đối cao, tạo được sức răn đe tốt. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định những người có nồng độ cồn ở mức trên 0,4mg/l khí thở dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt.

Hay nói cách khác, người uống 5 cốc bia hay 30 cốc đều có thể bị xử phạt hành chính như nhau. Quy định này chưa phù hợp và chưa tương xứng với mức độ vi phạm.

Chuyên gia cho rằng, nếu vượt qua mức 3 hoàn toàn có thể tách ra để xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, kể cả chưa gây hậu quả.

Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất nếu tài xế điều khiển phương tiện mà vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng, vượt qua mức 3 thì có thể tách ra để xem xét xử lý hình sự.

Bởi lẽ, tài xế đã sử dụng rượu bia mà vẫn lái xe, đó là hành vi chủ động, cố tình lái xe khi biết việc điều khiển có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra nhưng rất lâu sau tài xế còn chưa tỉnh táo, không hiểu mình vừa gây ra chuyện gì. Có tài xế đến sáng hôm sau vẫn còn say xỉn, dù bị đưa về cơ quan công an từ tối hôm trước. Nhiều tài xế bị người đi đường đuổi theo cả quãng đường dài, khi dừng xe mới biết mình gây tai nạn.

Tại nhiều nước, quy định xử lý vi phạm nồng độ cồn rất nghiêm khắc, kể cả người đi xe đạp mà bị phát hiện sử dụng rượu bia cũng bị phạt rất nặng.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, ở nước ta, nếu ngay một lúc quy định phạt tù tài xế vi phạm trên mức kịch khung, chắc chắn phải mất nhiều thời gian nghiên cứu sửa đổi các quy định của pháp luật. Có lẽ, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Song để hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, vẫn cần có những chế tài nghiêm khắc hơn.

Với tài xế có nồng độ cồn ở mức trên 0,4 mg/l khí thở mà vi phạm lần đầu (trong trường hợp chưa gây ra hậu quả chết người, hủy hoại tài sản), chế tài hiện nay đã phù hợp, đầy đủ (phạt tối đa 40 triệu đồng, tước GPLX đến 2 năm).

Việc xử lý hình sự nên chăng chỉ áp dụng khi tài xế đó đã bị xử phạt hành chính về vi phạm nồng độ cồn ở mức cao (trên 0,4 mg/l khí thở), nhưng tiếp tục tái phạm sau một khoảng thời gian nhất định (6 tháng, 1 năm, 2 năm…) kể cả chưa gây ra hậu quả, tính từ thời điểm bị xử phạt lần đầu?

Ngoài việc nghiên cứu bổ sung chế tài tăng nặng, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu thêm việc đa dạng hóa hình thức xử phạt như: Trừ điểm bằng lái, phạt lũy tiến, buộc học và thi lại bằng lái xe, lao động công ích, buộc lắp thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe… để tạo thêm sự răn đe.

Bởi như chúng ta thấy, dù ngành công an xử lý rất quyết liệt, vi phạm nồng độ cồn vẫn khá phổ biến. Riêng năm 2023, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 770.000 trường hợp vi phạm, trung bình mỗi ngày xử lý khoảng 2.100 trường hợp.

Luật sư Trần Tuấn Anh

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích