tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Băn khoăn quy định tiết lộ thông tin về nội dung công chứng

Góp ý về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 1-4, ý kiến chuyên gia đề xuất có lộ trình bỏ văn phòng công chứng nhà nước.

Đây là ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Theo ông Tuấn, thành công lớn nhất thời gian vừa qua là xã hội hóa công chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, giảm được nhiều chi phí.

Băn khoăn quy định tiết lộ thông tin về nội dung công chứng
Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn (phải) cho rằng ở nơi giao dịch phát triển mà chỉ cho phép lập 1 hay 2 văn phòng công chứng thì dễ nảy sinh độc quyền

Nêu thực tế công chứng có 2 hệ thống của Nhà nước và các văn phòng công chứng với cơ chế, hạch toán nộp phí khác nhau, ông Đậu Anh Tuấn đặt vấn đề, nên chăng từng bước xóa bỏ công chứng nhà nước ở những địa bàn hội tụ đủ điều kiện. Khẳng định hoạt động công chứng có đặc thù, cần có sự quản lý, nhưng Phó Tổng Thư ký VCCI cho rằng cần xem xét mức độ can thiệp của Nhà nước. “Những quy định cấm trong dự thảo có lẽ là hơi chặt quá”, ông nói. Vẫn theo chuyên gia này, nếu công chứng được coi là một ngành nghề kinh doanh thì quan trọng vẫn là thị trường. Ở nơi giao dịch phát triển mà chỉ cho phép lập 1 hay 2 văn phòng thì dễ nảy sinh độc quyền.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

 

Bày tỏ quan tâm đến trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng của công chứng viên trong bảo vệ tài khoản, bảo mật thông tin cũng như việc giải quyết hậu quả liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường lưu ý, dự thảo cần làm rõ việc công chứng viên có quyền khai thác, truy xuất thông tin.

Cho ý kiến vào dự thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá dự án được chuẩn bị công phu, sửa đổi khá toàn diện; nội dung cơ bản phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ này.

Nhấn mạnh công chứng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, đồng thời đây là loại hình dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu và cơ bản, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nguyên tắc chung là Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ

Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ, còn địa phương thực hiện chức năng quản lý theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

“Luật Quy hoạch đã bỏ quy hoạch về sản phẩm dịch vụ, hàng hóa nên Chính phủ phải có chiến lược, định hướng phát triển trong từng giai đoạn; ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện thì địa phương mới có căn cứ thực hiện. Trong này có nói tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện nhưng chưa rõ ai ban hành. Bỏ quy hoạch không có nghĩa không có quản lý, mà quản lý bằng phương pháp khác”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Dự thảo cấm công chứng viên tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Băn khoăn về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng chưa phù hợp với Bộ luật Dân sự.

“Thông tin trên văn bản công chứng liên quan nhiều bên, mà Bộ luật Dân sự có nguyên tắc bí mật riêng tư không được xâm phạm. Giờ người yêu cầu công chứng đồng ý là tiết lộ thì quyền của người liên quan thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt câu hỏi.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra tiếp tục rà soát, tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến để thẩm tra chính thức, gửi tài liệu tới đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7 theo đúng thời gian quy định.

ANH PHƯƠNG

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích