Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho thấy, phương án phát triển các cụm công nghiệp được tích hợp, phê duyệt vào Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, phê duyệt giai đoạn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 38 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.278,4 ha.

Đồng thời, hiện nay tỉnh Bình Thuận tại có 15 cụm công nghiệp đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng; có 27 cụm công nghiệp thu hút, bố trí 175 dự án đầu tư với tổng diện tích 270,33 ha, chiếm 35,9% diện tích đất công nghiệp của các cụm, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và thu ngân sách cho địa phương; Riêng, Cụm công nghiệp Nam Hà đã thu hút Dự án nhà máy sản xuất giày dép các loại với quy mô công suất 6,8 triệu đôi/năm đã thuê toàn bộ diện tích đất công nghiệp Cụm công nghiệp Nam Hà (48,5 ha); dự án triển khai đầu tư nhà máy giai đoạn 1 diện tích khoảng 16 ha đã đi vào hoạt động trong quý IV năm 2023 giải quyết việc làm khoảng 9.000 lao động.

Công ty TNHH Giày Hà Nam, Cụm công nghiệp Hà Nam, tỉnh Bình Thuận
Công ty TNHH giày Nam Hà Việt Nam tại Cụm công nghiệp Nam Hà, xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

Bên cạnh đó, thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực, phân khai kế hoạch vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp. Đồng thời, thời gian qua, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết, quy định về phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp nhằm sắp xếp, bố trí lại không gian cho hoạt động phát triển sản xuất công nghiệp. Hầu hết các địa phương đều có các cụm công nghiệp thành lập và triển khai đầu tư hạ tầng; trong đó, một số địa phương đã có cụm công nghiệp đảm bảo về mặt bằng để thu hút đầu tư thứ cấp.

Theo ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đánh giá: Nhìn chung, các cụm công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh đều đã phát huy hiệu quả, tạo mặt bằng và bố trí dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và thu ngân sách cho địa phương, đặc biệt, quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp được nền nếp. Có cụm công nghiệp thu hút được dự án đầu tư thứ cấp với quy mô lớn, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

Đạt được kết quả trên, nhờ sự chỉ đạo, quan tâm hỗ trợ của Bộ Công Thương, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương đã quy định, hướng dẫn quản lý nhà nước về cụm công nghiệp, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các địa phương trong việc quản lý nhà nước về cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc quản lý và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.

cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp Thắng Hải 1, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Võ Văn Hòa cũng chỉ ra các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý cụm công nghiệp như:

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, cũng như các doanh nghiệp đầu tư tại cụm công nghiệp chưa nhiều, chưa đủ mạnh để thu hút nhà đầu tư quan tâm, mong muốn đầu tư, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp. Vì suất đầu tư cụm công nghiệp lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp nên khó thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp…Chủ đầu tư phải thực hiện đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, trong đó có đầu tư hạ tầng môi trường và thủ tục Giấy phép môi trường mới đảm bảo điều kiện thu hút dự án thứ cấp, để dự án thứ cấp đi vào hoạt động. Nhưng không phải nhà đầu tư nào đầu tư xong cũng có dự án thứ cấp đăng ký vào cụm để thuê nên chủ đầu tư phải đầu tư vốn quá lớn và chờ đợi nhà đầu tư thứ cấp trong thời gian dài, thậm chí có thể 7-10 năm. Đây cũng là lý do gây chậm tiến độ triển khai đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phải thực hiện 02 thủ tục: (1) chấp hành chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 (quy định cơ quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư). (2) Thủ tục thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP  ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ (quy định cơ quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập cụm công nghiệp là Sở Công Thương). Ngày 15 tháng 3 năm 2024,  Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ quy định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp(Nghị định số 32/2024/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2024. Theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, thì chủ đầu tư cũng phải thực hiện 02 thủ tục nêu trên. Đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục nào thực hiện trước và thủ tục nào thực hiện sau, kèm theo đó là trình tự thu hồi dự án nếu trong trường hợp phải thu hồi dự án.

Thứ ba, nghị định số 32/2024/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5; Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có chủ đầu tư đang trong quá trình đề nghị, tham gia việc xem xét, lựa chọn để làm chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp. Tuy nhiên hiện Bộ Công Thương chưa ban hành Thông tư hướng dẫn, các biểu mẫu liên quan, Đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết nội dung này, nếu phải chờ Thông tư ban hành thì bao lâu, như vậy gây chậm trễ trong công tác liên quan đến thành lập, lựa chọn chủ đầu tư cụm.