tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

CSGT có được hóa trang xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, theo quy định hiện hành thì lực lượng CSGT được phép hóa trang để làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn của các lái xe.

Bạn Nguyễn Thế Đức (Cầu Giấy, TP Hà Nội) hỏi: “Vừa qua, tôi thấy lực lượng CSGT triển khai phương án hóa trang kết hợp công khai xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn trên các tuyến đường có nhiều quán bia, hàng ăn”.

“Xin hỏi việc CSGT hóa trang để xử lý vi phạm nồng độ cồn có đúng quy định không?”, bạn Đức hỏi.

CSGT có được hóa trang xử lý vi phạm nồng độ cồn?- Ảnh 1.

Trung úy Nguyễn Hữu Phương, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) được phân công vào vị trí hóa trang để báo cho chốt công khai và lực lượng tuần tra biết các trường hợp đã sử dụng rượu bia mà vẫn lái xe. Thiết bị mà trung úy Thịnh mang theo là máy bộ đàm và camera để ghi lại toàn bộ quá trình vi phạm của tài xế.

Trả lời nội dung này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Điều 11, Thông tư 32/2023/TT-BCA (thay thế Thông tư 65/2020/TT-BCA) của Bộ Công an quy định tổ CSGT sẽ được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Mục đích để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

Cũng tại Điều này, việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang (mặc thường phục) sẽ chỉ được thực hiện trong hai trường hợp. Thứ nhất, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thứ hai, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.

CSGT có được hóa trang xử lý vi phạm nồng độ cồn?- Ảnh 2.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Bên cạnh đó, việc CSGT mặc thường phục phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cần phải đáp ứng được một số điều kiện như, phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền theo quy định ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, trang phục, phương thức liên lạc.

Cục trưởng Cục CSGT; giám đốc công an cấp tỉnh; trưởng phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; trưởng phòng CSGT; trưởng công an cấp huyện theo quy định quyết định việc mặc trang phục cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Bộ phận cán bộ hóa trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong tổ CSGT phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Sau đó, thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

“Kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn là một trong những nhiệm vụ của CSGT, chính vì thế, theo quy định hiện hành, CSGT có quyền được hóa trang khi kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn”, luật sư Diệp năng Bình nói.

Phùng Đô -

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích