tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Facebook sập mạng khiến người dùng Việt Nam phải tự kiểm tra an toàn thông tin

Sự cố sập mạng Facebook tối 5/3 gây bất tiện cho không ít cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội này. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ an toàn thông tin, vụ việc lại là một tín hiệu tích cực.

Toàn cảnh buổi họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết như trên.

Tối 5/3, tất cả dịch vụ của Meta gồm Facebook, Messenger, Instagram và Threads đều gặp sự cố khiến nhiều người dùng đăng xuất khỏi tài khoản.

Theo ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam có hơn 70 triệu người dùng Facebook. Trong 2 tiếng đồng hồ sự cố xảy ra, Cục An toàn thông tin liên tục nhận được cuộc gọi của người sử dụng vì họ cho rằng tài khoản Facebook của mình bị đánh cắp.

Ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo ông Trần Quang Hưng, hầu hết mọi người đều chưa dùng biện pháp xác thực hai bước để bảo vệ tài khoản. Đó là lý do chúng ta thường mất tài khoản trực tuyến nếu bị lộ mật khẩu trong các cuộc tấn công mạng hay rò rỉ dữ liệu. Nếu tất cả người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đều có kỹ năng cơ bản, áp dụng biện pháp bảo mật cơ bản, họ có thể bảo vệ tài khoản trước nguy cơ bị xâm nhập và đánh cắp.

Với sự cố Facebook, ông Trần Quang Hưng cho rằng sẽ có không ít người giật mình vì tưởng rằng bản thân là nạn nhân của một vụ tấn công mạng. Đây là biện pháp tuyên truyền tốt nhất vì chỉ sau một đêm, hàng chục triệu người dùng Facebook Việt Nam cảm giác mình bị hack và tự có ý thức đổi mật khẩu, tạo xác thực hai bước.

Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng cũng cần hết sức cảnh giác trước các dịch vụ “ăn theo” lấy lại tài khoản Facebook. Tin tặc rất nhạy cảm với những sự kiện như vậy. Nếu không đề phòng, người dùng sẽ sập bẫy kẻ xấu và làm theo hướng dẫn không có căn cứ trên mạng, truy cập vào website lừa đảo, từ đó bị mất thông tin đăng nhập, mật khẩu.

Khi không thể đăng nhập Facebook hay một mạng xã hội bất kỳ, người dùng nên bình tĩnh và hỏi thêm bạn bè, chờ đợi nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo, giải quyết sự cố.

Người dùng Việt có xu hướng ưa thích sử dụng các ứng dụng miễn phí hoặc dịch vụ miễn phí trên các ứng dụng

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, số liệu cho thấy trong tháng 1/2024, mặc dù Việt Nam giữ vị trí top 11 toàn cầu về tổng số lượt tải trên thiết bị di động, tuy nhiên mức chi tiêu cho các dịch vụ qua nền tảng (revenue in app-purchase) đang tạm ước đạt 31,5 triệu USD, xếp thứ 34 quốc gia có doanh thu trên các ứng dụng cao nhất toàn cầu, chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines).

Nhiều ca sĩ, KOL và influencer quảng bá cho các website cá cược đổi thưởng

Theo ghi nhận của Bộ Thông tin và Truyền thônng, hiện tượng một số diễn viên, ca sĩ, KOL và influencer có lượng theo dõi cao quảng bá cho các website cờ bạc đổi thưởng tiếp tục tái diễn. Đáng chú ý, đa số người hâm mộ theo dõi những người nổi tiếng này còn ở độ tuổi trẻ, dễ bị tác động về tâm lý và hành vi.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục phát hiện và cảnh báo. Đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan của Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý mạnh tay đối với hiện tượng này.

Một số vi phạm bị xử lý trong tháng 2

Trong tháng 2, Cục Tần số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý 7 vụ vi phạm về sử dụng tần số. Trong đó, phạt tiền 2 vụ, cảnh cáo 5 vụ. Qua công tác kiểm soát tần số, đã kịp thời phát hiện 1 đối tượng đi xe máy chở thiết bị BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ.

Số liệu từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tiếp tục ghi nhận có 31 đơn vị (19 tỉnh, thành phố và 12 Bộ, ngành) còn tồn tại các website của đơn vị bị lợi dụng để tải lên số lượng lớn tệp tin có nội dung độc hại, chủ yếu đến từ các game bài, cờ bạc đổi thưởng…

Trong tháng 2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

Quyết định số 14/QĐ-XPVPHC ngày 01/02/2024 do Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử ký ban hành, xử phạt Công ty Cổ phần Omnicom Media Việt Nam số tiền 15.000.000 đồng do đặt sản phẩm quảng cáo trên Kênh mạng xã hội có nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng.

Quyết định số 7/QĐ-VPHC ngày 01/02/2024 do Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành, xử phạt Công ty TNHH một thành viên Thương mại TI KI số tiền 22.500.000 đồng do không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản khi thay đổi địa điểm trụ sở chính; không làm thủ tục đăng ký lại hoạt động phát hành xuất bản phẩm khi thành lập chi nhánh và không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định.

PV

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích