tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Giảm trừ gia cảnh đừng nên chần chừ

Mức giảm trừ 11 triệu đồng với cá nhân nộp thuế và 4 triệu đồng với người phụ thuộc khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đến nay không còn phù hợp, đó là điều ai cũng biết.

Ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong số nhiều câu hỏi được gửi đến người đứng đầu ngành tài chính, cử tri quan tâm nhiều đến nội dung giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) về việc “Bộ Tài chính có phương án xét tăng mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế thu nhập cá nhân và người phụ thuộc trong thời gian tới hay chưa, mức giảm trừ bao nhiêu là phù hợp?”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nhiều cơ quan báo chí nêu mức tính thuế thu nhập cá nhân không phù hợp với điều kiện hiện nay khi thời giá tăng cao, thu nhập của gia đình, nhất là ở thành thị không đáp ứng yêu cầu.

Tuy vậy, ông Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, hiện vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Muốn thay đổi mức giảm trừ gia cảnh thì phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo kế hoạch, năm 2025 mới bắt đầu sửa, khi đó Bộ Tài chính mới nêu quan điểm và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, cơ quan. Và lúc đó mới xây dựng lại yếu tố giảm trừ gia cảnh trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Thật ra, mức giảm trừ 11 triệu đồng với cá nhân nộp thuế và 4 triệu đồng với người phụ thuộc khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đến nay không còn phù hợp, đó là điều ai cũng biết.

Tất nhiên, việc gì cũng cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật, song nếu xét thấy quy định không còn phù hợp, việc sửa đổi nên được tiến hành ngay.

Vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân. Tôi cho rằng, để sửa toàn diện luật này sẽ mất khá nhiều thời gian do phải trải qua nhiều quy trình và đưa vào chương trình xây dựng luật.

Song trước mắt, để nâng mức giảm trừ gia cảnh, cơ quan chức năng có thể kiến nghị Quốc hội xem xét và đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội gần nhất. Như vậy, hoàn toàn có thể tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người nộp thuế.

Và khi tính mức giảm trừ gia cảnh, rất mong việc sửa đổi sẽ bảo đảm phù hợp với mức sống của người dân, tức là phải đưa các yếu tố như mặt bằng thu nhập, mức sống để đáp ứng nhu cầu về nâng cao đời sống cho người dân.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, xem xét sửa theo hướng chấp nhận các chi phí hợp lý liên quan tới thu nhập tính thuế như: Tiền thuê nhà, chi phí học tập, chi phí khám chữa bệnh… Chi phí này rất lớn và thiết yếu trong gia đình, song hiện nay chưa được tính toán.

Nếu tính từ khi áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi năm 2012), lương tối thiểu vùng đã tăng 9 lần (trừ năm 2021 do dịch Covid-19 nên không tăng, từ mức 2 triệu đồng/người/tháng lên hơn 4,68 triệu đồng/người/tháng, tương đương mức tăng gần 2,4 lần). Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc chỉ mới điều chỉnh được một lần vào giữa năm 2020.

Vì thế, cần có những điều chỉnh trong quy định giảm trừ gia cảnh cho phù hợp. Chẳng hạn, lạm phát tăng 5% thì tương ứng mức giảm trừ gia cảnh cũng tự động tăng 5%.

Hoặc nếu không thì khoảng thời gian điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cần phải được rút ngắn lại so với cách làm hiện nay, tối đa khoảng 2 – 3 năm/lần chứ không phải chờ đến 9 – 10 năm.

TS Phạm Quang Long

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích