tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Hậu Giang sẽ là trung tâm logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Hậu Giang quy hoạch phát triển nhiều cảng, bến thủy nội địa với quy mô xây dựng đáp ứng tàu trọng tải 500 tấn đến 2.000 tấn, tàu khách 250 ghế.

Phát triển mạnh đường thủy nội địa

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ định hướng Hậu Giang trở thành trung tâm logistics của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hậu Giang phát triển nhiều cảng, bến thủy đáp ứng cho tàu tới 2000 DWT - Ảnh 1.

Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải và logistics của Hậu Giang được định hướng phù hợp với các quy hoạch liên quan, kết nối đa phương thức thúc đẩy liên kết vùng. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển mạng lưới giao thông vận tải và logistics của địa phương được định hướng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành GTVT quốc gia, đồng bộ, hiện đại, kết nối đa phương thức thúc đẩy liên kết vùng, bảo đảm ATGT, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Là tỉnh có lợi thế về kênh rạch, luồng lạch, Hậu Giang định hướng phát triển mạnh về đường thủy nội địa. Các tuyến giao thông đường thủy nội địa, khu bến cảng, khu neo đậu thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành quốc gia.

Cụ thể, quy hoạch 3 tuyến vận tải thủy chính, 3 tuyến đường thủy nội địa và 2 cụm cảng do Trung ương quản lý theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, quy hoạch trên địa bàn tỉnh các tuyến đường thủy nội địa và hệ thống cụm cảng nội địa do địa phương quản lý, gồm cảng xăng, dầu; cảng phục vụ hoạt động một số nhà máy, khu công nghiệp; cảng phục vụ hàng hóa, hành khách. Quy mô xây dựng đáp ứng tàu trọng tải 500 tấn đến 2.000 tấn, tàu khách 250 ghế.

Các tuyến do địa phương quản lý được quy hoạch gồm: kênh Nàng Mau, rạch Mái Dầm, kênh Lái Hiếu, sông Cái Lớn, rạch Nước Trong, kênh Bờ Tràm (kênh Một), kênh KH9, kênh Xáng Mới, kênh Tám Ngàn, sông Ba Láng và kênh Sóc Trăng.

Cùng đó, phát triển cảng, bến thủy nội địa phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành, bảo đảm kết nối các phương thức giao thông thủy, bộ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.

Đối với các cảng, bến thủy nội địa hàng hóa của Hậu Giang, hiện địa phương có 151 bến thuộc các tuyến sông kênh do tỉnh quản lý, gồm kênh Nàng Mau (32 bến); sông Cái Lớn (42 bến); sông Ba Láng (20 bến); kênh Lái Hiếu (24 bến); kênh Xáng Mới (7 bến); rạch Mái Dầm (12 bến); kênh Sóc Trăng (9 bến); sông Nước Trong (1 bến); kênh KH 9 (2 bến); kênh Tám Ngàn (2 bến).

Quy hoạch mới định hướng đầu tư xây dựng 11 cảng, bến mới cho các tàu có trọng tải từ 500 – 1000 tấn. Các cảng bao gồm: cụm cảng, bến kênh Nàng Mau (công suất dự kiến 15.000 Teu/năm); cụm cảng, bến rạch Mái Dầm (công suất dự kiến 10.000 Teu/năm); cụm cảng, bến kênh Lái Hiếu (dự kiến công suất 7.500 Teu/năm); cụm cảng, bến sông Cái Lớn (khoảng 8.500 Teu/năm); cụm cảng, bến sông Nước Trong (khoảng 5.500 Teu/năm); cụm cảng, bến kênh Bờ Tràm (kênh Một) (khoảng 6.500 Teu/năm).

Ngoài ra, còn có cụm cảng, bến kênh KH9 (khoảng 3.500 Teu/năm); Cụm cảng, bến kênh Xáng Mới (khoảng 4.500 Teu/năm); cụm cảng, bến kênh Tám Ngàn (đáp ứng cho tàu 500 tấn với công suất khoảng 2.500 Teu/năm); cụm cảng, bến sông Ba Láng (công suất 3.000 Teu/năm) và cụm cảng, bến kênh Sóc Trăng (năng lực thông qua 2.500 Teu/năm).

Đồng thời, Hậu Giang cũng quy hoạch nhiều cảng, bến thủy nội địa hành khách. Theo đó, xây dựng mới 15 cảng, gồm các bến tàu: Vị Thanh, Lái Hiếu, Ngã Bảy 1, Ngã Bảy 2, kênh Bờ Tràm, bến tàu thị trấn Ngã Sáu, Sông Hậu, bến tàu khu công nghiệp Châu Thành A, bến tàu thị trấn Cây Dương, Phương Bình, Vịnh Chèo, Bến tàu thị trấn Nàng Mau, Bến tàu thị xã Long Mỹ, bến tàu Vĩnh Viễn A1 và bến tàu Vĩnh Viễn A2.

Xây mới một cảng cạn năng lực tới 50.000 Teu/năm

Đối với cảng cạn, địa phương quy hoạch sẽ xây mới một cảng cạn thuộc huyện Châu Thành, có tổng diện tích tới năm 2030 là 5 ha, năng lực thông qua đạt 50.000 Teu/năm.

Hậu Giang định hướng phát triển mạng lưới giao thông phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải quốc gia, đồng bộ, hiện đại, kết nối đa phương thức thúc đẩy liên kết vùng, bảo đảm an toàn giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng việc xây mới một cảng cạn, cũng xây mới năm trung tâm logistics, gồm: Trung tâm logistics thành phố Ngã Bảy; Trung tâm logistics thành phố Vị Thanh; Trung tâm logistics huyện Châu Thành A; Dự án Colde Store Logistics Hậu Giang; Dự án tổng kho phân phối Mê Kông.

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cảng cạn Châu Thành nằm trên hành lang vận tải Cà Mau-Cần Thơ-TP.HCM. Cảng cạn kết nối với QL1A, cao tốc Bắc – Nam và tuyến đường thủy nội địa TP.HCM – Cần Thơ.

Cảng cạn Châu Thành được quy hoạch có vị trí trong Khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có chức năng cung cấp các dịch vụ cảng cạn phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu tại khu công nghiệp sông Hậu, khu công nghiệp của các tỉnh lân cận và phân phối hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cho khu vực và vùng lân cận.

Quy hoạch lưu ý tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập và thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

 

Hồ An -

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích