tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Logistics Tiền Giang: Song hành phát triển với kinh tế khu vực và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tiền Giang được biết đến là địa phương có vị thế chiến lược với các điểm kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí giáp biển là cơ hội để kết nối ra quốc tế. Theo quy hoạch, trong tương lai sẽ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn, dự kiến sẽ hình thành các trung tâm trung chuyển, logistics của tỉnh cũng như của vùng.

Hệ thống các cảng biển, cảng thủy nội địa (TNĐ) là điều kiện thuận lợi để phát triển kết cấu hạ tầng logistics. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển tại Tiền Giang hiện chưa có đủ quỹ đất cũng như kết cấu hạ tầng đảm bảo để hình thành nên hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics lớn do đó, ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh mẽ so với tiềm năng.

du-lich-tien-giang-my-tho(1).jpg

Về kết nối vận tải quốc tế (hàng hóa và hành khách) được thực hiện trên các tuyến vận tải đường bộ, đường thủy nội địa (ĐTNĐ) và hàng hải, hiện nay hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ của tỉnh Tiền Giang vẫn chủ yếu qua cảng Long An, Cát Lái (TP. HCM) và Cái Mép – Thị Vải (BRVT).

Đối với ĐTNĐ, hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường thủy thực hiện trên tuyến Cửa Tiểu – Cửa khẩu Vĩnh Xương, vận chuyển hàng hóa sang Campuchia và ngược lại. Đối với hàng hải, luồng hàng hóa từ cảng biển Tiền Giang kết nối với hệ thống cảng TP. Hồ Chí Minh, các ở cảng Bà Rịa – Vũng Tàu (cụm cảng Cái Mép – Thị Vải) từ đó hàng hóa sẽ được vận chuyển ra quốc tế.

Về liên vùng, hệ thống hạ tầng cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm mạng lưới đường bộ tại QĐ 1454/QĐ- TTg ngày 01/9/2021, mạng lưới đường sắt tại QĐ 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021; kết cấu hạ tầng ĐTNĐ theo QĐ 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021; hệ thống cảng biển Việt Nam tại QĐ 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 và hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam tại QĐ 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023. Hệ thống hạ tầng cấp Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại QĐ 287/QĐ-TTG ngày 28/02/2022.

Về liên vùng, hệ thống hạ tầng cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm mạng lưới đường bộ tại QĐ 1454/QĐ- TTg ngày 01/9/2021, mạng lưới đường sắt tại QĐ 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021; kết cấu hạ tầng ĐTNĐ theo QĐ 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021; hệ thống cảng biển Việt Nam tại QĐ 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 và hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam tại QĐ 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023. Hệ thống hạ tầng cấp Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại QĐ 287/QĐ-TTG ngày 28/02/2022.

Hiện nay, kết nối quốc tế, kết nối quốc gia, kết nối vùng qua địa bàn tỉnh Tiền Giang gồm 3 phương thức vận tải chính bao gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển; đến năm 2030 bổ sung thêm kết nối bằng phương thức vận tải đường sắt.

Với nội tỉnh, hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện kết nối với trục quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã tạo thành các trục ngang và trục dọc kết nối Tiền Giang với các địa phương khác và giữa các vùng kinh tế trong tỉnh Tiền Giang.

Hạ tầng GTVT phát triển đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đạt nhiều dấu ấn, quá trình chuyển đổi số chuyển biến tích cực… là cơ sở vững chắc để Tiền Giang tạo chuyển biến, bứt phá trong thu hút đầu tư phát triển ngành dịch vụ logistics.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Tiền Giang đã xây dựng phương án phát triển kết cấu hạ tầng logistics thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, trung tâm logistics chính tại Tiền Giang sẽ phục vụ nhu cầu giao nhận và lưu kho hàng hóa, trung chuyển các luồng hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu, phục vụ cho các luồng hàng từ khu bến cảng Gò Công đến các tỉnh trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Nơi dự trữ hàng hóa, phân phối nguồn hàng phục vụ cho các khu công nghiệp (KCN) cũng như hoạt động thương mại sản xuất và tiêu dùng cho tỉnh và một số tỉnh thuộc vùng KTTĐPN.

cau-rach-mieu-2314.jpg

Theo đó, Quy hoạch đến năm 2030, trung tâm logistics Tiền Giang gồm 03 trung tâm logistics cấp Tỉnh. Bao gồm, Trung tâm logistics tại huyện Gò Công Đông: đảm nhận vai trò là trung tâm dịch vụ vận tải, phân phối hàng hóa thông qua khu bến cảng Gò Công, là trung tâm dự trữ hàng hóa, phân phối nguồn hàng cho các khu công nghiệp phụ cận. Có vị trí đảm bảo khả năng kết hợp chặt chẽ với hoạt động khai thác của khu bến cảng Gò Công. Có vị trí đảm bảo khả năng kết nối với khu bến Gò Công trên sông Soài Rạp và kết nối đường bộ qua mạng lưới đường tỉnh ra QL.50. Quy mô của trung tâm khoảng 15 ha.

Trung tâm logistics tại huyện Tân Phước. Đảm nhận vai trò là nơi lưu trữ hàng hóa, phân phối nguồn hàng cho các KCN tập trung trên địa bàn huyện Tân Phước. Có vị trí đảm bảo khả năng kết hợp chặt chẽ với hoạt động khai thác của các KCN tập trung trên địa bàn huyện Tân Phước. Với khả năng kết nối với mạng giao thông quốc gia bằng đường bộ ĐT.865 (QL.30B, QH); ĐT.868 (QL30C, QH), ĐTNĐ tuyến kênh Tháp Mười số 2 và đường sắt quy hoạch. Vị trí tại xã Tân Lập 1 và xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước; Quy mô khoảng 20 ha.

Dự báo, riêng về hàng hóa, tổng khối lượng vận chuyển đến năm 2030 là 33 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 11,16%, đến năm 2050 đạt 102,1 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 5,81%.
Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển đến năm 2030 là 3.978 triệu tấn/km, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10,41%; đến năm 2050 đạt 12.292 triệu tấn/km, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 5,8%.
Đến năm 2030, vận tải hàng hóa đường bộ đạt khoảng 12,64 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 17,2%; đến năm 2050 đạt khoảng 36,48 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 5,44%. Tương tự, vận tải hàng hóa ĐTNĐ đạt khoảng 20,36 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 8,66%; đến năm 2050 đạt khoảng 56,96 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 5,28%.

Trung tâm logistics tại huyện Cái Bè: Đảm nhận vai trò là nơi lưu trữ hàng hóa, phân phối nguồn hàng nông sản, lúa gạo và các sản phẩm từ nông sản. Có vị trí đảm bảo khả năng kết nối với đường tỉnh 864 trục chính ven sông Tiền và khu bến TNĐ trên sông Tiền. Quy mô khoảng 30 ha.

Ngoài ra phát triển thêm các trung tâm logistics nhỏ lẻ gắn với các đầu mối vận tải như nhà ga đường sắt quy hoạch, khu vực cảng bến TNĐ phục vụ thu gom hàng hóa nông sản, hàng hóa tại khu chế biến thủy hải sản.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng; tuy nhiên, vẫn còn những “điểm nghẽn” về cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất – xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics chưa hiệu quả, hay bất cập về cơ chế chính sách… khiến logistics ở địa phương cũng như khu vực ĐBSCL chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu.

Gần đây Chính phủ đã có định hướng phát triển tập trung vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; công nghiệp chế biến chế tạo; kinh tế số; tài chính ngân hàng; bất động sản…
Tiền Giang xác định việc phát triển ngành logistics cần đi đôi, song hành với sự phát triển của khu vực ĐBSCL, đáp ứng cho hoạt động giao nhận vận chuyển xuyên suốt.

Bảo Hân

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích