tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Phố ông đồ tết Giáp Thìn 2024 tất bật thi công, chuẩn bị mở cửa đón khách

Tuyến ‘Phố ông đồ’ mừng tết Giáp Thìn 2024 tại Nhà Văn hóa Thanh niên (TP.HCM) đang gấp rút thi công để chuẩn bị cho ngày khai mạc. Dự kiến, tuyến phố này sẽ mở cửa đón khách từ 24/1.

Như mọi năm, cổng chào Phố ông đồ đặt tại cổng chính của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1), với tên gọi Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024, sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động mừng Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm lan tỏa các giá trị và tinh thần văn hóa truyền thống

Như mọi năm, cổng chào Phố ông đồ đặt tại cổng chính của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1), với tên gọi Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024, sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động mừng Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm lan tỏa các giá trị và tinh thần văn hóa truyền thống

Theo Ban tổ chức, Phố ông đồ năm nay có hơn 100 gốc mai, có chiều cao 2m, được bố trí theo hàng dọc chạy từ ngoài cổng vào phía trong Nhà văn hóa Thanh niên. Điểm khác biệt ở vườn mai năm nay là bố cục sắp xếp nằm ở trung tâm theo hình vuông thay vì hình tròn như năm ngoái. Đây sẽ là một không gian văn hóa rực rỡ, sinh động và gợi lên nhiều cảm xúc ấm áp, để mọi người có thể bày tỏ lòng yêu thương với gia đình và bạn bè trong khoảng thời gian chuyển giao năm cũ, năm mới.

Ngoài vườn mai vàng, tại không gian làng nghề, ban tổ chức đã dùng 600 chậu gốm, trên 300 chiếc nón lá cùng 500m chiếu dệt sắp chồng lên nhau theo hình thức đa thị giác tạo cảm giác vừa truyền thống vừa hiện đại. Lễ hội Tết Việt là một trong những hoạt động thường niên của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Hoạt động này được đông đảo người dân mong chờ mỗi khi năm hết Tết đến. Nơi đây cũng là địa điểm du xuân lý tưởng đầu tiên của người dân thành phố vào mỗi dịp Tết đến.

Được đầu tư công phu và bài bản về cả hình thức và nội dung hoạt động, Phố với hơn 50 ông đồ trẻ – những người yêu nghệ thuật thư pháp – sẽ bày mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ Tết xưa dọc theo mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai. Khách đến đây có thể “xin chữ” , trải nghiệm workshop tại chỗ, gửi gắm những ước nguyện ngày xuân của mình vào những câu chữ tốt lành. Phố ông đồ là một không gian văn hóa độc đáo, mang những lời chúc hạnh phúc cho một năm mới bình an thịnh vượng.

Đặc biệt, với ý tưởng kết hợp nghệ thuật sắp đặt và trải nghiệm đa giác quan, khuôn viên chính bên trong Nhà văn hóa Thanh Niên sẽ tái hiện lại những hình ảnh Tết xưa, với cổng nhà ba gian, làng nghề, bếp củi… Các mô hình được thiết kế cách điệu dựa trên sự kết hợp giữa phong cách xưa và hiện đại. Vật liệu được sử dụng là các sản phẩm của làng nghề truyền thống như nón lá, mái ngói, gốm nung, củi gỗ, chiếu cói, chum vại. Khuôn viên này cũng chính là nơi diễn ra các hoạt động chụp ảnh và biểu diễn nghệ thuật truyền thống, dân gian ngày Tết.

Hiện nay, công đoạn thi công phố ông đồ đã đạt hơn 95%, chỉ còn vài hạng mục tiểu cảnh đang dần được hoàn thiện. Các công nhân gấp rút thi công để kịp hoàn thiện một số tiểu cảnh trước ngày 24/1 để BTC khai mạc tuyến đường này vào chiều cùng ngày.

Tương tự, tại các gian hàng bên ngoài cũng đang được thi công trong không khí háo hức. Một công nhân cho biết thời gian khá gấp rút, chỉ có 9 ngày để thi công, nên đồng nghiệp của anh phải thay nhau làm xuyên đêm để kịp tiến độ.

Anh Sỹ Mai (29 tuổi) học trò của ông đồ Đức Cường cũng đã gắn bó với phố ông đồ hơn 8 năm. Anh cho biết năm nay kinh tế có phần khó khăn, nhưng quy mô của chương trình không hề giảm. “Đó cũng là một thành công lớn, hy vọng khách đến cũng đông như mọi năm để góp vui thêm cho sự kiện năm nay”, anh Sỹ chia sẻ thêm.

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 24/1 – 14/2 (nhằm ngày 14 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tôi yêu”

Chí Hùng

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích