tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Giảm trừ gia cảnh mức nào là hợp lý?

Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân.

Đây là mong mỏi của người lao động bấy lâu nay do mức giảm trừ gia cảnh bộc lộ nhiều bất cập và lạc hậu so với thực tế của đời sống, thu nhập, phát triển kinh tế – xã hội, giá cả.

Báo Giao thông trao đổi với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tư vấn thuế Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Được.

Giảm trừ gia cảnh không dựa trên mức sống tối thiểu

Việc quy định thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên phải đóng thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/người được cho là quá thấp. Theo ông, mức giảm trừ gia cảnh nên ở mức nào thì hợp lý với bối cảnh hiện nay?

Mức giảm trừ gia cảnh quy định tại luật này là cố định. Trong khi, thu nhập người dân tăng lên, giá cả thị trường cũng tăng. Chi phí giáo dục, y tế vốn là những khoản chi phí lớn trong cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng mạnh thời gian qua. Đây là những chi phí thiết yếu của người dân nhưng lại không được trừ trước khi tính thuế.

Vì thế, mức giảm trừ gia cảnh cố định chỉ thuận tiện cho việc tính toán và thực hành thu, nhưng ngày càng lạc hậu so với thực tế của đời sống, thu nhập, phát triển kinh tế – xã hội, giá cả…

Về mức bao nhiêu, thì cần cân nhắc, tính toán cụ thể, nhưng phải nâng lên để có thể đảm bảo hài hòa giữa sự thay đổi điều kiện kinh tế – xã hội và cân đối thu ngân sách Nhà nước.

Vậy nếu sửa đổi thì những yếu tố nào cần được lưu ý, thưa ông?

Việc sửa đổi luật cần bảo đảm phù hợp với mức sống của người dân. Tức là phải đưa các yếu tố như mặt bằng thu nhập, mức sống để đáp ứng nhu cầu và nâng cao đời sống cho người dân.

Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh không dựa vào mức sống tối thiểu, thu nhập bình quân đầu người, cũng không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng. Vô lý ở chỗ, mức lương tối thiểu theo 4 vùng chênh nhau gấp 1,5 lần mà mức thu nhập khởi điểm đóng thuế và giảm trừ gia cảnh lại bằng nhau.

Nên giảm thuế suất, giãn bậc

Biểu thuế lũy tiến từng phần hiện nay có 7 bậc, trong đó mức thuế cao nhất lên tới 35% – cao gần gấp đôi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo ông, có nên gom lại ít bậc hơn?

Rà soát, đề xuất xem xét sửa đổi

Theo quy định hiện nay, mức thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên phải đóng thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người. Thuế thu nhập cá nhân dựa trên tiền công, tiền lương của người làm công ăn lương với 7 bậc đánh thuế, thấp nhất 5% và cao nhất 35%.

Sau khi giảm trừ gia cảnh, mức thuế các bậc gồm: Thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống mức thuế 5%; Từ 5-10 triệu đồng/tháng mức thuế 10%; Trên 10-18 triệu đồng mức 15%; Từ 18-32 triệu đồng nộp thuế 20%; Từ 32-52 triệu đồng nộp thuế 25%; Từ 52-80 triệu đồng nộp thuế 30% và trên 80 triệu đồng nộp thuế 35%.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân.

Bộ Tài chính cho biết đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; Trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân để báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung vào thời điểm thích hợp.

Theo Tổng cục Thuế, tổng số thu thuế thu nhập cá nhân năm 2023 trên 155.000 tỷ đồng. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công 108.228 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70%).

Khoảng cách giữa các bậc thuế hiện nay khá dày và chưa phát huy được hết ý nghĩa của thuế thu nhập cá nhân. Do đó, cần giãn khoảng cách các bậc thuế để tạo sự đồng thuận của người nộp thuế.

Đặc biệt, cần giãn khoảng cách ở bậc 1 và bậc 2 thật lớn để khoan thư sức dân đối với những đối tượng có thu nhập trung bình. Đồng thời, thu hẹp khoảng cách bậc thuế ở các bậc cao nhằm động viên thu ngân sách Nhà nước đối với những đối tượng có thu nhập cao, từ đó thực hiện được chính sách phân phối thu nhập.

Bảy bậc hiện hành là tương đối nhiều nên tính toán phức tạp và khó khăn. Do đó, nên rút ngắn xuống còn 4-5 bậc để thuận tiện cho người nộp thuế cũng như cơ quan thuế, từ đó giảm chi phí xã hội.

Có ý kiến cho rằng nên bỏ mức thuế thu nhập cá nhân 35% nhằm tạo sự cạnh tranh với các nước trong khu vực để thu hút lao động là chuyên gia có trình độ tay nghề cao, quan điểm của ông thế nào?

Theo tôi, đó cũng là ý kiến cần cân nhắc. Bởi khi bỏ, sẽ không chỉ tạo sự cạnh tranh thu hút lao động mà còn có thể thu hút nguồn thu khi thuế suất của chúng ta thấp hơn các nước trong khu vực.

Chẳng hạn, một chuyên gia nước ngoài đi làm với cùng điều kiện lao động và cùng mức thu nhập 10.000 USD. Họ sẽ làm việc tại Singapore vì thuế thu nhập cá nhân chỉ ở mức 22%, trong khi Việt Nam là 35%.

Mặt khác, hiện nay cũng có tình trạng chuyên gia nước ngoài được trả thu nhập hai nơi là Việt Nam và nước ngoài. Như vậy, nếu chúng ta giảm mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân xuống thấp hơn các nước trong khu vực thì người lao động sẽ có xu hướng chuyển thu nhập về Việt Nam.

Điều chỉnh mức thu nhập của người phụ thuộc

Để đưa ra một giải pháp lâu dài, tránh tình trạng vài năm sau, quy định về thuế thu nhập cá nhân lại lạc hậu, theo ông cần thực hiện việc tính thuế như thế nào?

Hiện nay mức giảm trừ gia cảnh không dựa vào mức sống tối thiểu, thu nhập bình quân đầu người, cũng không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung và theo vùng.

Thuế thu nhập cá nhân cần thay đổi theo hướng đánh thuế đúng đối tượng, đúng bản chất thay vì dựa trên hình thức như hiện nay.

Tôi đơn cử như lái xe cho công ty vận tải, nộp thuế thu nhập cá nhân theo tiền lương, tiền công nhưng lái xe cho các hãng taxi công nghệ như Grab lại đánh thuế theo kinh doanh là chưa đúng bản chất và không thống nhất.

Đặc biệt, cùng một công việc nhưng nếu không đăng ký kinh doanh với tư cách là hộ, cá nhân kinh doanh sẽ tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo hình thức tiền lương, tiền công, ngược lại thì tính thuế theo thuế suất toàn phần (thu nhập từ kinh doanh). Điều này có thể dẫn đến bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế và làm méo mó bản chất của giao dịch kinh tế.

Do vậy, cần xem xét cẩn trọng mức giảm trừ gia cảnh, phương pháp xây dựng cũng như các chỉ tiêu xác định sự thay đổi mức giảm trừ.

Đơn cử như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thay đổi 5-10% thì Chính phủ được phép điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp. Ngoài ra, mức thu nhập của người phụ thuộc được coi là không có thu nhập cũng cần xem xét nâng lên. Mức doanh thu được miễn thuế 150 triệu đồng đối với cá nhân cũng cần điều chỉnh cho phù hợp, có thể từ 180-240 triệu đồng.

Nếu chờ sửa luật có thể rất lâu, trong khi thực tiễn đang đòi hỏi cần sớm thay đổi. Vậy theo ông, muốn sửa ngay các quy định thì quy trình sẽ thế nào?

Để sửa toàn diện luật này sẽ mất khá nhiều thời gian do phải trải qua nhiều quy trình và đưa vào chương trình xây dựng luật.

Theo tôi trước mắt, để nâng mức giảm trừ gia cảnh, cơ quan chức năng có thể kiến nghị Quốc hội xem xét và đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội gần nhất. Như vậy, mới tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người nộp thuế.

Cảm ơn ông!

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính):

Nên giãn khoảng cách bậc thuế

Xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới là đều giảm số bậc chịu thuế lũy tiến và độ giãn cách giữa các bậc đủ lớn để tạo sự khác biệt. Vì thế, cần xem xét giảm số bậc thuế và giãn khoảng cách giữa các bậc để thuế thu nhập không là gánh nặng đối với người làm công ăn lương.

Tôi mong việc sửa đổi luật cần bảo đảm phù hợp với mức sống của người dân, tức là phải đưa các yếu tố như mặt bằng thu nhập, mức sống để đáp ứng nhu cầu về nâng cao đời sống cho người dân.

Theo tính toán, tôi đề xuất nâng mức giảm trừ lên 18-20 triệu đồng/tháng với người nộp thuế. Với người phụ thuộc, tỉ lệ nâng cũng cần tương xứng khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, cần tính đến yếu tố vùng miền, để làm cơ sở cho việc quy định mức giảm trừ phù hợp.

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM):

Cần tính cả các chi phí hợp lý để khấu trừ

Theo tôi, cần nghiên cứu, xem xét sửa theo hướng chấp nhận các chi phí hợp lý liên quan tới thu nhập tính thuế như tiền thuê nhà, chi phí học tập, chi phí khám chữa bệnh… Chi phí này rất lớn và thiết yếu trong gia đình.

Ngoài ra, chi phí vay mua căn nhà đầu tiên để ở của người dân cũng nên được giảm trừ. Chính sách này vừa góp phần giảm bớt gánh nặng cho người dân, vừa tạo điều kiện cho nhiều người dân được mua nhà, thị trường nhà ở phát triển.

Nói tóm lại, những chi phí hợp lý, hợp lệ cần được tính vào khoản khấu trừ với điều kiện người nộp thuế phải lấy hóa đơn. Việc này sẽ là một biện pháp khuyến khích người dân lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, doanh thu sẽ thể hiện rõ nên tránh được việc thất thu thuế.

Hồng Hạnh

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích