tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Thành phố chuẩn bị hàng tết

Như mọi năm, bước vào quý 4, TPHCM bắt đầu chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch. Hàng chục ngàn tấn hàng hóa gồm đặc sản đủ loại từ khắp các vùng miền trên cả nước sẵn sàng để cung ứng cho thị trường Tết 2024. Năm nay, một số doanh nghiệp giới thiệu các nhóm hàng giá bình dân, phù hợp xu hướng chi tiêu tiết kiệm.

Tăng sản lượng, thêm kho bãi

Ghi nhận tại Công ty CP Acecook Việt Nam (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) những ngày này khá nhộn nhịp, các đơn hàng tấp nập đổ về nhà máy. Sau đó, thành phẩm sẵn sàng tỏa đi các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng… Dịp tết này, doanh nghiệp tiếp tục tung ra thị trường nhiều gói sản phẩm quà tặng tiện lợi như miến, mì ăn liền, viên canh…

Ông Phạm Văn Nam, Giám đốc khối Hành chính – Nhân sự Công ty CP Acecook Việt Nam, cho biết, tổng lượng hàng hóa bán phục vụ Tết 2024 tăng khoảng 20% so với ngày bình thường, mức giá bán phù hợp.

Tại hệ thống siêu thị Co.opmart, nguồn hàng tết đã được lên kế hoạch từ rất sớm. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc vận hành hoạt động kiêm Giám đốc Marketing Saigon Co.op, thông tin, hệ thống đã chuẩn bị nguồn hàng từ 3 tháng trước. Saigon Co.op cũng tính toán lại giá cả, cân đối bài toán thu chi nhằm mang đến nguồn hàng phong phú nhưng có giá ổn định, cùng nhiều ưu đãi. Hệ thống sẽ có thêm các phần quà tết giá bình dân, từ 149.000-199.000 đồng/ phần để người tiêu dùng dễ tiếp cận.

Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa tại siêu thị ở TPHCM

Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa tại siêu thị ở TPHCM

“Dự báo tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, khách hàng tiếp tục thắt chặt chi tiêu, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Năm nay, lượng hàng tại hệ thống siêu thị tăng khoảng 30% so với cùng kỳ và tăng 50% so với ngày bình thường. Mức giá bán ra luôn ổn định, tốt nhất cho người tiêu dùng”, ông Nguyễn Ngọc Thắng cho hay.

Tương tự, các hệ thống siêu thị khác như Go!, BigC, Tops market (trực thuộc Tập đoàn Central Retail), MM Mega Market, Satra… cũng tấp nập các đơn hàng lớn, chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, thông tin, cách nay vài tháng các siêu thị đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng phục vụ tết. Phần lớn nguồn hàng nông sản, tiêu dùng thiết yếu xuất xứ trong nước, trải dài từ Bắc vào Nam… Một số siêu thị cũng cho biết, có doanh nghiệp cung ứng đề nghị tăng giá bán, nhưng không nhiều và các bên đang làm việc nhằm thống nhất mức giá tốt nhất.

Xây dựng chuỗi cung – cầu an toàn

Căn cứ vào sức mua hiện tại, nhiều doanh nghiệp đánh giá khả năng chi tiêu, mua sắm những tháng cuối năm, đặc biệt dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024 sẽ không đột biến.

Hàng hóa tại siêu thị Aeon Mall quận Tân Phú, TPHCM

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Vissan, cho biết, sự chuẩn bị ngân sách, lượng hàng hóa cho mùa tết năm nay tương đương năm ngoái. Số lượng hàng hóa chuẩn bị khoảng 2.000 tấn thực phẩm tươi sống, phần lớn là thịt heo; 4.200 tấn thực phẩm chế biến sẵn. Nguồn ngân sách dự trù của đơn vị khoảng 700 tỷ đồng.

Tương tự, ông Phan Quốc Hoàng, Giám đốc Công ty Thảo Nguyên Xanh (TP Đà Lạt, Lâm Đồng – chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm xanh như rau quả, đặc sản các loại), cho hay, năm nay doanh nghiệp sẽ tăng từ 20%-30% lượng nông sản cung ứng cho các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TPHCM.

Về phía các chợ đầu mối nông sản – thực phẩm Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, lượng hàng hóa chuẩn bị tết cũng sẵn sàng từ cách nay nhiều tháng, dự tính “cập chợ” vào cao điểm mua sắm trước tết. Hầu hết hàng hóa đều được tiểu thương sàng lọc kỹ lưỡng ngay từ đầu vào, thậm chí một số tiểu thương còn thuê riêng kỹ sư nông nghiệp quản lý, giám sát quy trình trồng cấy rau củ quả. Quy trình giám sát tại các vựa hải sản ở khu vực ĐBSCL cũng được thực hiện chặt chẽ. Ngoài ra, hàng hóa khi đưa vào chợ tiếp tục được sàng lọc qua quy trình kiểm tra nhanh.

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, chia sẻ, suốt thời gian qua, sở thường xuyên tổ chức ký kết, hợp tác với nhiều tỉnh, thành như Lâm Đồng, khu vực ĐBSCL…, để đưa nông sản an toàn tiêu thụ tại TPHCM. Riêng hàng hóa tết và hàng bình ổn thị trường đã lên kế hoạch từ đầu năm 2023 nên người tiêu dùng TPHCM không lo “nhảy giá”, tăng đột biến.

Song song đó, ngay trong quý 3, sở đã tham mưu thành phố tổ chức Tháng khuyến mại tập trung, thu hút 3.000 doanh nghiệp tham gia với trên 7.000 chương trình giảm giá sâu, có mặt hàng giảm giá từ 80%-100%. Để góp phần lành mạnh thị trường tiêu dùng, Sở Công thương cũng phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan TPHCM… tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập lậu, hàng cấm “tuồn” vào thành phố; đảm bảo bán đúng giá niêm yết; công khai các trường hợp bán hàng gian lận, “chặt chém” người tiêu dùng.

THI HỒNG

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích