tpnest.asia - Chuyên thiết bị âm thanh nhà yến

Tìm hướng đi liên kết đào tạo với doanh nghiệp

Liên kết đào tạo và nghiên cứu và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ giữa trường đại học với doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Sinh viên học tập và tham gia các chương trình trải nghiệm văn hóa Nhật Bản ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

Sinh viên học tập và tham gia các chương trình trải nghiệm văn hóa Nhật Bản ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

TS Đoàn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô (Hà Nội) gợi mở vấn đề khi phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học “Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế hiện nay”. Hội thảo diễn ra ngày 2/11, do Trường ĐH Đông Đô tổ chức.

TS Đoàn Anh Tuấn nhìn nhận, gắn kết giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nghề nghiệp là xu hướng chung của thế giới trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Qua đó, góp phần kết nối quan hệ cung – cầu lao động đang diễn ra trên thị trường lao động, khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm, trong khi các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động.

TS Đoàn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô phát biểu tại hội thảo.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô, việc liên kết với doanh nghiệp cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, thúc đẩy quá trình đổi mới, sáng tạo và chuyển giao công nghệ, gắn kết các hoạt động nghiên cứu cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.

Theo PGS.TS Lê Khắc Đức, Khoa Dược – xét nghiệm (Trường ĐH Đông Đô), liên kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp là xu thế phổ biến trên thế giới và được quan tâm, đẩy mạnh trong những năm gần đây ở Việt Nam.

Tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học và đào tạo là một trong những biện pháp góp phần thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo tại các trường đại học. Qua đó, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay.

Toàn cảnh hội thảo.

Để tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, PGS.TS Lê Khắc Đức kiến giải, cần sự vào cuộc từ phía các cơ quan nhà nước, các trường đại học và sự tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình học tập tại nhà trường; trong đó có tham quan trải nghiệm, thực tập tại các doanh nghiệp.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, TS Nguyễn Xuân Thiện – Trưởng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Khoa Kỹ thuật công nghệ chia sẻ, để giúp sinh viên ra trường có kỹ năng thực hành tốt với những dòng xe hiện đại, cần tổ chức cho các em 3 đợt thực tập: đợt 1 với xe thương mại, đợt 2 với xe du lịch động cơ đốt trong và đợt 3 với ô tô điện.

Nếu duy trì được kế hoạch thực tập đề ra, sẽ giúp cho sinh viên hoàn thiện kỹ năng, năng lực và nâng cao kỹ năng tay nghề. Theo đó, các em sẽ tự tin ứng tuyển vào bất cứ cơ sở sản xuất dịch vụ nào trong nước. Ngoài ra, các em có thể làm việc ở một số nước khác khi có ngoại ngữ phù hợp.

TS Nguyễn Xuân Thiện tham luận tại hội thảo.

Trao đổi tại hội thảo, TS Vũ Xuân Xiển – Trưởng khoa Công nghệ, Kỹ thuật cho rằng, cần cải thiện mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp. Mục đích là đôi bên cùng có lợi.

“Chúng ta cần chủ động tìm đến doanh nghiệp, hỗ trợ họ thông qua việc chuyển giao khoa học, công nghệ” – TS Vũ Xuân Xiển nói và lưu ý, cơ sở giáo dục đại học cần lắng, tiếp thu ý kiến góp ý của doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo cho sinh viên.

TS Vũ Xuân Xiển chia sẻ tại hội thảo.

Theo TS Vũ Xuân Xiển, muốn có mối liên kết hai chiều giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, rất cần Nhà nước hỗ trợ về mặt chủ trương, chính sách.

Minh Phong

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích