Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (gọi tắt NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải, trong đó, có giảm phát thải khí nhà kính.

Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Trong đó, có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp.

Ngày 2/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị. Theo đó, kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của các tổ chức và doanh nghiệp ngành Công Thương đối với hoạt động mua, bán, trao đổi tín chỉ carbon, thị trường carbon trong thực hiện NDC và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.

Vậy thị trường carbon là gì? Thuận lợi và thách thức nào đang đặt ra cho doanh nghiệp tham gia thị trường carbon tại Việt Nam? Giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp ngành Công Thương vào thị trường carbon, đảm bảo thực hiện NDC?

Vấn đề này sẽ được chia sẻ dưới những góc nhìn đa dạng và sâu sắc hơn tại Tọa đàm của Tạp chí Công Thương thực hiện. Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành Công Thương”.

thị trường carbon
Tọa đàm do Tạp chí Công Thương thực hiện, phát trực tuyến trên nền tảng Tạp chí Công Thương điện tử và Fanpage Tự hào hàng Việt Nam vào 9h30 ngày 4/9/2024.

Tham dự Tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời:

– Ông Hoàng Văn Tâm – Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương

– PGS.TS. Lương Đức Long – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam

– Ông Nguyễn Võ Trường An – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA)

Tại Tọa đàm, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội sẽ cùng tham gia thảo luận, chia sẻ về cách thức, lộ trình triển khai, hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Qua đó, góp phần khuyến nghị các giải pháp phát triển và vận hành hiệu quả thị trường carbon, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp ngành Công Thương nói riêng tích cực tham gia, hưởng lợi từ tín chỉ carbon.

Streaming:

Facebook Fanpage Tự hào hàng Việt

https://www.facebook.com/TuhaohangVietNam.vn;

Website Tạp chí Công Thương

http://tapchicongthuong.vn;

và Kênh Youtube Tạp chí Công Thương

https://www.youtube.com/@tapchicongthuongofficial