Hàng Việt với nhiều điểm sáng

Hội thảo "Thương hiệu - "Nội lực mềm" cho doanh nghiệp Việt"
Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng mạnh từ mức 75% lên hơn 85%.

Ngành bán lẻ được kỳ vọng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng cũng vô cùng cạnh tranh và đòi hỏi doanh nghiệp Việt, hàng Việt không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm trên “đường đua” xanh hóa thương hiệu và hướng đễn thương hiệu bền vững, nhằm giữ vững sân nhà và vươn ra thị trường xuất khẩu. 

Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc không ngừng cải thiện, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, nhất là sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tǎng mạnh từ mức 73% lên hơn 85%. 

Điều đó cho thấy người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa trong nước có chất lượng cao, uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cũng theo ông Nguyễn Anh Đức, hàng Việt đang dần theo hướng “xanh” rất mạnh mẽ, đồng thời tận dụng được những cơ hội mới, như các Hiệp định thương mại tự do.

Trong đó, không ít ngành hàng của Việt Nam đã và đang mạnh dạn bước ra thế giới, tạo vị thế vững chắc tại nhiều thị trường lớn trên toàn cầu.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, với những kết quả tích cực trên, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia với tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (lên đến 102%) trong giai đoạn 5 năm từ 2019-2023.

Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2023 đạt hơn 498 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và xếp thứ 33/121 quốc gia được đánh giá.

Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, trong những năm qua, Việt Nam đã vươn lên top 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam cũng đã cam kết theo những điều khoản cụ thể về bền vững, tiết kiệm năng lượng và cam kết về khí hậu khi tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. 

Tương lai là xanh hoặc không có tương lai

Hội thảo "Thương hiệu - "Nội lực mềm" cho doanh nghiệp Việt"
PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế tuần hoàn nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn chính là tương lai của nền kinh tế toàn cầu. 

Tuy nhiên, theo chuyên gia, khi ra thế giới, người ta quan tâm đến sản phẩm Việt Nam, chứ không quan tâm đến từng thương hiệu, đó chính là yếu tố thương hiệu quốc gia. 

Vì vậy, khi phát triển câu chuyện về thương mại xanh, nếu một doanh nghiệp thực hiện thôi thì không đủ mà phải xây dựng được cộng đồng doanh nghiệp xanh, để làm sao khi nghĩ đến hàng Việt Nam là nghĩ đến sản phẩm xanh đầu tiên.

PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế tuần hoàn nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn chính là tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Tương lai là tuần hoàn, tương lai là xanh hoặc không có tương lai. Các nội dung cụ thể của nền kinh tế tuần hoàn có thương mại xanh, tiêu dùng xanh, thương hiệu xanh… Kinh tế tuần hoàn phải gắn được với thị trường thì mới thúc đẩy được các doanh nghiệp cùng tham gia.

Mặt khác, quá trình chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như tài chính, công nghệ, thể chế, đặc biệt trong liên kết các bên… đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm của các bên, đặc biệt vai trò của nhà nước. 

Còn bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam cũng đang chịu áp lực ngày càng tăng từ phía người mua trên toàn cầu, nhằm giảm thải khí hiệu ứng nhà kính và dấu chân môi trường.

Thực tế, hầu hết sản phẩm Việt, nhất là nông sản chưa xây dựng được thương hiệu. Sản phẩm Việt chủ yếu là xuất khẩu thô, gia công nên giá trị gia tăng thấp, xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình.

Hội thảo "Thương hiệu - "Nội lực mềm" cho doanh nghiệp Việt"
Theo thống kê của Bộ Công Thương, có đến 70-80% tổng sản lượng hàng hóa Việt Nam là xuất thô, giá trị gia tăng thấp. 

Theo thống kê của Bộ Công Thương, có đến 70-80% tổng sản lượng hàng hóa Việt Nam là xuất thô, giá trị gia tăng thấp. 

Theo đó, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo có tới 95% giá trị xuất khẩu thuộc các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thương hiệu toàn cầu riêng; còn nhóm hàng hóa nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng có tới 80% sản phẩm chưa có thương hiệu…

Tính chung trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu, sản phẩm Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của mình.

Điều này xuất phát từ nguyên do là thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt trên thị trường, nhất là tại thị trường quốc tế.

Cũng theo các chuyên gia, hiện doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chịu nhiều tác động trước những rào cản xanh đặt ra bởi những thị trường quốc tế, nhưng ngược lại cũng có cơ hội phát triển và lợi thế cạnh tranh khi sản xuất các sản phẩm xanh.

Gợi ý giải pháp phát triển thương hiệu Việt trong bối cảnh thương mại xanh

Hội thảo "Thương hiệu - "Nội lực mềm" cho doanh nghiệp Việt"
Thủ tướng đã có Quyết định 1163 ngày 13/7/2021 phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Nguyễn Anh Đức đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng và vị thế hàng Việt tại thị trường trong nước và trên thế giới.

Theo đó, cần có quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng trồng tránh sự cạnh tranh giữa các địa phương, sản phẩm OCOP cũng cần được quy hoạch rõ ràng, phân bố hợp lý thể hiện sự đặc trưng.

Bên cạnh đó, định hướng đầu tư sản phẩm tiêu dùng mang thương hiệu quốc gia, thậm chí toàn cầu, phải có sự thúc đẩy phát triển đồng bộ các ngành cung ứng hậu cần, thương mại điện tử và số hóa, hiện đại hóa, tập trung vào sản xuất, lưu thông, phân phối hàng Việt, đồng thời, củng cố thị trường hiện hữu bằng các giải pháp như đã nói và phát triển thêm các thị trường mới.

PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn, cho rằng giải pháp phát triển nội lực “mềm” cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại xanh nên gắn với thực chất những giải pháp CSR (trách nhiệm của doanh nghiệp), ESG (môi trường-xã hội-quản trị doanh nghiệp), Net-Zero (phát thải ròng bằng 0) trong hệ sinh thái doanh nghiệp để hình thành “câu chuyện” xây dựng thương hiệu.

Mặt khác, quá trình chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức như tài chính, công nghệ, thể chế, đặc biệt trong liên kết các bên… đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm của các bên, đặc biệt vai trò của nhà nước.

Nhấn mạnh việc phát triển thương mại xanh, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Thủ tướng đã có Quyết định 1163 ngày 13/7/2021 phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Cụ thể hóa chiến lược này, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu về phát triển thương mại xanh giai đoạn đến năm 2025 là thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại nhằm đạt mục tiêu giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất.

Đồng thời, 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững và các mô hình kinh tế tuần hoàn; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn tiết kiệm năng lượng và các nhãn sinh thái khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Hội thảo "Thương hiệu - "Nội lực mềm" cho doanh nghiệp Việt"
Chương trình Gian Hàng Xanh “Doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững” hồi tháng 3/2024, nhằm tuyên truyền về ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong cộng đồng doanh nghiệp. 

Còn ở góc độ doanh nghiệp, ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Tiếp thị phát triển thị trường Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) chỉ ra rằng bằng cách hướng tới nền kinh tế xanh, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo sự bền vững của môi trường, mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Đồng thời, thông qua sự hợp tác, nỗ lực chung của các bên, doanh nghiệp mới có thể tạo ra một tương lai xanh và bền vững.

Việc tuân thủ tiêu chuẩn xanh giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được các nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản… là những thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm thân thiện với môi trường.

Áp dụng thương mại xanh giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, tạo niềm tin với khách hàng và điều này dẫn đến sự tăng trưởng sản xuất kinh doanh, cũng như mở rộng thị trường.