Tư vấn - xây dựng và lắp đặt nhà nuôi chim yến

Vì sao người dân đang “gánh” tiền điện cho doanh nghiệp sản xuất?

Theo Bộ Công thương, giá bán điện cho hộ sản xuất đang thấp hơn giá phản ánh chi phí. Do đó, việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện tồn tại ở các mức độ khác nhau.

Bộ Công thương nêu lý do người dân đang “gánh” tiền điện cho doanh nghiệp sản xuất - Ảnh 1.

Giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn mức giá cho nhóm khách hàng là hộ sản xuất.

Biểu giá bán lẻ điện không còn phù hợp

Báo cáo của Bộ Công thương về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn, vừa gửi Quốc hội nêu các vấn đề dư luận đang quan tâm.

Về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (Quyết định số 28/2014), Bộ này cho biết do được ban hành cách đây 9 năm nên không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

“Trong thời gian gần đây, do có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng điện nên giá bán điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện không phản ánh kịp thời chi phí sản xuất mà các nhóm khách hàng sử dụng điện gây ra cho hệ thống”, Bộ Công thương cho hay.

Hiện, giá bán điện cho hộ sản xuất đang thấp hơn giá phản ánh chi phí. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm. Tức là, các doanh nghiệp không có động lực đổi mới công nghệ, điều chỉnh tổ chức sản xuất, đặc biệt là khi hộ tiêu dùng này chiếm tỷ trọng lớn trong phụ tải của hệ thống điện hiện nay.

Trong khi đó, điều này làm tồn tại việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện ở các mức độ khác nhau. Hiện tại, người dân đang “gánh” tiền điện cho doanh nghiệp sản xuất như vấn đề được nhiều chuyên gia phản ánh.

Sẽ rút từ 6 xuống 5 bậc

Trước thực tế này, Bộ Công thương cho biết đã lựa chọn phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút gọn từ 6 bậc xuống 5 bậc; Khoảng cách về giá điện giữa các bậc phù hợp với thực tế tiêu thụ của người dân.

Theo Bộ Công thương, phương án này được đa số ý kiến đồng ý, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên đang tiếp tục chỉnh sửa. Dự thảo quyết định đang được hoàn thiện, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Việc sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 24/2017 cũng đang được thực hiện. Dự thảo sẽ hoàn thiện để trình Thủ tướng trước ngày 15/11/2023.

Bộ Công thương nêu lý do người dân đang “gánh” tiền điện cho doanh nghiệp sản xuất - Ảnh 2.

Cơ cấu biểu giá điện bán lẻ hiện hành 6 bậc thang.

Theo tài liệu của Báo Giao thông, tờ trình mới nhất bộ này gửi Thủ tướng về dự thảo sửa đổi Quyết định 24, nêu lên vấn đề làm rõ chủ thể mua bán điện trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các thông số của giá bán lẻ điện bình quân và xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện theo lộ trình. Việc điều chỉnh giá bán điện tiếp tục thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Cụ thể, công thức xác định giá bán lẻ điện bình quân cơ bản giữ nguyên như quy định cũ, nhưng làm rõ thêm chi phí khác, gồm khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ; Chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ…

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân hằng năm được sửa đổi theo biến động khách quan của thông số đầu vào ở tất cả các khâu. Thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ cơ bản giữ nguyên.

Cụ thể, EVN tự quyết định khi điều chỉnh giảm hoặc tăng ở dưới mức 5%. Bộ Công thương có văn bản chấp thuận để EVN thực hiện nếu tăng từ 5% đến dưới 10%. Thủ tướng sẽ có ý kiến khi tăng từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, dự thảo rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng. Việc áp dụng chu kỳ điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần cũng phù hợp với chu kỳ họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá là mỗi quý/lần, giúp việc điều hành giá điện linh hoạt, hiệu quả hơn với tình hình kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn.

Tuy nhiên, dự thảo bổ sung vai trò của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng.

 

Tại Quyết định số 1062/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh. Nhóm khách hàng sinh hoạt gồm 6 bậc, theo nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao.

Cụ thể, bậc 1 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh. Bậc 2 có giá là 1.786 đồng/kWh. Bậc 3 có giá là 2.074 đồng/kWh. Bậc 4 có giá là 2.612 đồng/kWh. Bậc 5 có giá là 2.919 đồng/kWh. Bậc 6 có giá là 3.015 đồng/kWh.

Trong khi giá bán lẻ điện cho sản xuất với cấp điện áp từ 110kV trở lên chia theo giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm. Cụ thể, giờ thấp điểm có giá thấp nhất là 999 đồng, giờ cao điểm có giá là 2.844 đồng/kWh.

Cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV có giá từ 1.037 đồng đến 2.959 đồng/kWh. Cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV có giá từ 1.075 đồng đến 3.055 đồng/kWh.

công ty TNHH DKK

Bạn cũng có thể thích
Dark mode