Tư vấn - xây dựng và lắp đặt nhà nuôi chim yến

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Mong muốn “Mekong Startup ở ĐBSCL có được tinh thần Quốc gia khởi nghiệp”

Phát biểu chỉ đạo trong phiên toàn thể vào chiều 20/12 tại Diễn đàn Mekong Startup lần thứ 1 diễn ra tại thành phố Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn “Mekong Startup ở ĐBSCL có được tinh thần Quốc gia khởi nghiệp”, qua đó đề nghị các địa phương cần khơi dậy khát vọng thoát nghèo để cùng nhau phấn đấu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Đổi mới sáng tạo, phát triển nông nghiệp bền vững

Diễn đàn Mekong Startup lần do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn Mekong Startup lần 1 khuvực ĐBSCL với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”, Diễn đàn có 03 phiên nghị sự talkshow tư vấn khởi nghiệp và các chuyên đề gắn với chuỗi ngành hàng quan trọng trong nông nghiệp của vùng (lúa gạo, trái cây và thủy sản), trong phiên toàn thể do Phó thủ tướng Chí phủ Vũ Đức Đam trực tiếp chủ trì, đến dự có các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh khu vực ĐBSCL, các chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nông nghiệp.

Theo báo cáo, ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng điểm với gần 60.0000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây của cả nước.Tuy nhiên, ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức khi chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Theo đó, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Phương thức canh tác lạc hậu, ô nhiễm môi trường, chất lượng và sản lượng không song hành nhau, dẫn đến hàng hóa thiếu tính cạnh tranh…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu tham quan Triển lãm các sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp vùng ĐBSCL

Nêu ý kiến tại phiên họp toàn thể, ông Trần Ngọc Tam – Chủ tịch UBND Tỉnh Bến Tre bó biết, dưới các thách thức của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biến động giá cả và thị trường trong điều kiệnViệt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng…, nhu cầu phát triển bền vững với ngành nông nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Thách thức này với khu vực ĐBSCL càng tăng một phần do năng lực thông tin, quản lý thị trường, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và chế tài về quy hoạch của Việt Nam chúng ta còn yếu. Để hướng tới phát triển bền vững, trước hết cần đáp ứng các tiêu chí “nông nghiệp tuần hoàn”. Theo tính toán của ngành Nông nghiệp, lượng phát thải từ lĩnh vực lương thực, thực phẩm hiện chiếm đến 19% lượng phát thải cả nước, riêng ngành lúa gạo chiếm 48%. Do đó, cần ưu tiên giảm phát thải, ông Tam đề xuất.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Ảnh Thanh Tùng.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng cùng với Startup và talkshow tư vấn khởi nghiệp , “Đổi mới sáng tạo” cũng cần trở thành chủ đề cấp thiết. Trong đó đổi mới sáng tạo chuỗi ngành hàng lúa gạo cần làm ngay vì ngành này đang đối mặt những cơ hội và thách thức.Hiện nay thu nhập bình quân trên 01 ha đất canh tác lúa chỉ đạt 30-35 triệu đồng/ha. Hướng đến thu nhập tăng lên 60-65triệu đồng/ha, cần nhiều giải pháp tiên tiến, thay cho truyền thống, để thu nhập thêm của nông dân thông qua các sản phẩm phụ, vừa giúp giảm được phác thải trong qui trình sản xuất.

Làm được việc này, cần hình thành Quỹ khởi nghiệp mang tính chất “ hỗ trợ” khi xảy ra các tình huống bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh. Để giảm được phác thải, cũng cần điều chỉnh Nghị định 62/CP theo hướng các chủ thể thực hiện được hỗ trợ 01 triệu đồng/ha, nhưng nếu không thực hiện phải chế tài ra sao, ông Thư đề xuất.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu khai mạc tại Diễn đàn.

Trên phương diện chính sách, Tiến sĩ Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho biết: Với các mô hình tuần hoàn, giảm phát thải mới, cần xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo để các đối tác có thể tiếp cận kiến thức, nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo.Ông Thắng cũng kiến nghị cần tăng cường đào tạo và hợp tác quốc tế xây dựng các dự án, đồng hành cùng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo.

Nông nghiệp vẫn là lợi thế quốc gia

Phát biểu khai mạc tại phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Startup lần 1 vùng ĐBSCL với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, thời gian qua, ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ quốc gia chủ yếu nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, trở thành nước xuất khẩu nông sản top đầu thế giới, các mặt hàng nông sản có mặt tại hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2022, xuất khẩu nông sản dự kiến chạm mốc 50 tỉ USD và có thể khẳng định, nông nghiệp là lợi thế quốc gia.

Tại diễn đàn Bộ NN-PTNT và lãnh đạo 13 tỉnh thành ĐBSCL đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL.

Trong đó, vùng ĐBSCL đã đóng góp trên 56% sản lượng gạo, 60% lượng trái cây, 83% sản lượng tôm, 98% tổng sản lượng cá tra cả nước. Trong đó xuất khẩu các mặt hàng nông – thủy sản dẫn đầu, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu tôm và 95% kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước.
Tuy vậy, sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng vẫn còn tình trạng manh mún, tính liên kết chưa cao, chưa chú trọng công nghệ lẫn đổi mới sáng tạo. Theo ông Nam, trong giai đoạn 2021 – 2030 các yếu tố xanh hơn, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn đóng vai trò quan trọng; phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và cần đầu tư phù hợp với đặc thù ngành lẫn địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam , “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp” chính là để nâng cao giá trị, biến phế phẩm thành tài nguyên tái tạo để tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của chuỗi sản xuất. “Nguyên lý tuần hoàn trong nông nghiệp là coi mọi thứ đều tài nguyên và là đầu vào đối với quá trình sản xuất khác. Ba nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn chính là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Ước hiện nay với khoảng 100 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL từ rơm rạ, thân cây ngô, rau màu, thủy hải sản, lâm nghiệp sẽ là nguồn tài nguyên khổng lồ nếu chúng ta biết sử dụng hiệu quả. Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế thế giới, nền kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra 4,5 ngàn tỉ USD vào năm 2030”, ông Nam nhấn mạnh.

Tuy nhiên, về khởi nghiệp “Mekong Startup ”, thời gian qua ngày càng nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào quá trình sản xuất. Mỗi năm có 100.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó ĐBSCL có từ 8.000 – 11.000 doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có 2.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, con số này khá khiêm tốn…, ông Nam thông tin.

Khơi dậy khát vọng để thoát nghèo

Phát biểu tại phiên toàn thể của Diễn đàn Mekong Startup lần 1 khuvực ĐBSCL, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Diễn đàn thể hiện được quyết tâm đổi mới sáng tạo của các lãnh đạo và cộng đồng startup trong khu vực ĐBSCL. Phó thủ tướng mong muốn tinh thần Startup, khát vọng khởi nghiệp sẽ được bồi đắp trở thành tinh thần “ Quốc gia khởi nghiệp của vùng ĐBSCL” .

Chia sẻ về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, Phó thủ tướng cho biết, nước ta dân số đứng 15 thế giới nhưng thu nhập đứng thứ 126 thế giới, thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp. Đối với sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam có 10 nhóm hàng thuộc top 10 xuất khẩu thế giới, bao gồm: tôm, catra, gạo, cà phê, đồ gỗ nội thất, cao su, chè…

Theo Phó thủ tướng, về thu nhập tuy đất nước còn nghèo nhưng Việt Nam cũng có những cam kết, kế hoạch quốc gia hướng đến bền vững và được thế giới đánh giá rất cao, thể hiện Việt Nam có trách nhiệm với môi trường thế giới.

Để thành công, ngoài cơ chế chính sách của Chính phủ và bộ ngành về phát triển nông nghiệp, Phó thủ tướng mong muốn qua Diễn đàn, các tỉnh trong vùng luôn duy trì và phát huy mạnh mẽ hơn tinh thần khởi nghiệp -Quốc gia khởi nghiệp nhằm lan toả hiệu quả trong xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các Startup tham gia khởi nghiệp, đoàn kết chung tay vì mục tiêu một nền nông nghiệp hiện đại – thông minh và bền vững, phát thải thấp, từng bước biến thông điệp của Thủ tướng Chính phủ cam kết tại COP26 thành hiện thực.

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng cũng đề nghị chính quyền các tỉnh, tham tham dự sự kiện quan trọng này cần cổ vũ, hỗ trợ tinh thần của cộng đồng startup giúp triển khai các dự án, ý tưởng sáng tạo thành thực tiễn, ứng dụng vào SXKD và đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương định hướng sử dụng quỹ đất, giống cây trồng, nâng giá trị sử dụng nông sản để thể hiện đúng tinh thần như chủ đề, Diễn đàn đã đề ra đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”./.

(Theo dongthap.gov.vn)

Bạn cũng có thể thích
Dark mode